[tintuc](NLĐO) - Chín dự án mà Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an yêu cầu lãnh
đạo TP Đà Nẵng cung cấp hồ sơ để điều tra là những dự án nào, nằm ở đâu,
liên quan đến những ai…?
Chiều tối 21-12, Bộ Công an đã tiến hành khám xét nhà ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") tại số 82 Trần Quốc Toản, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Trước đó, trong tháng 9 năm 2017, Cơ quan An ninh điều tra -Bộ Công an đã có Công văn 817 điều tra 9 dự án đầu tư và 31 nhà, đất công sản thuộc sở hữu nhà nước tại Đà Nẵng từ năm 2006 đến nay. Trong đó có tổng cộng 6 dự án thuộc sở hữu của công ty ông Vũ hoặc liên quan đến ông Vũ gồm:
1. Khu đô thị Harbour Ville
Harbour Ville Riverside Đà Nẵng hay còn gọi là vịnh Mân Quang, là khu phức hợp đô thị, thương mại và dịch vụ cao tầng nằm ở vị trí lý tưởng, ngay phía bờ đông chân cầu Thước, thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, do Công ty CP Đầu tư Mega làm chủ đầu tư.
Dự án có tổng diện tích 13,6 ha, trong đó 11,1 ha dành cho xây dựng công trình; 2,5 ha dành cho cây xanh và hạ tầng giao thông. Bao gồm: 360 nền biệt thự (320 nền diện tích 180m2, 12 nền diện tích 220m2 và 28 nền diện tích 300m2 cùng với các trung tâm thương mại – dịch vụ được xây dựng dọc hai bên trục đường 82m). Khu đô thị đã được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt bản đồ quy hoạch 1:500, có sổ đỏ từng lô và đã được thi công cơ sở hạ tầng, bán đất cho khách hàng.
2. Phú Gia Compound
Dự án có quy mô 2 ha. Loại hình đầu tư là mô hình Compound (10 căn Shophouse mặt tiền đường Ông Ích Khiêm và 126 căn Townhouse biệt lập bên trong) và phố thương mại, công viên kết hợp khu thể thao, vui chơi trẻ em mini. Chủ đầu tư là Công ty TNHH Phú Gia Compound.
3. Khu Đô thị quốc tế Đa Phước (D-City)
Đây là dự án lấn biển ở phía tây Phường Thuận Phước, quận Hải Châu, do Công ty TNHH Daewon (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư, khởi công xây dựng từ 2008.
Dự án được xây dựng trên diện tích 210 ha, bao gồm các resort, sân golf 18 lỗ theo tiêu chuẩn quốc tế, khu khách sạn cao tầng, căn hộ cao cấp kết hợp đài quan sát để ngắm toàn cảnh TP từ trên cao, khu chung cư cao tầng với chiều cao bình quân 33 tầng gồm có tổng cộng 8.500 căn hộ; khu trường học quốc tế, câu lạc bộ biển, bến du thuyền, khu nhà phố, biệt thự... Tổng vốn đầu tư lên đến hơn 250 triệu USD.
Từ khi xây dựng đến năm 2016, chủ đầu tư đã bỏ ra khoảng 40 triệu USD để san lấp vùng biển sâu, san nền, thi công đê chắn sóng, hình thành hạ tầng ban đầu cho dự án. Daewon đã san lấp được 112 ha, trong đó Daewon giao cho Đà Nẵng 29 ha và sau đó giao tiếp 25 ha theo yêu cầu của TP để làm trung tâm văn hóa thể thao.
Theo quy hoạch được phê duyệt, Daewon được lấn biển tiếp 123 ha cho giai đoạn 2 của dự án, cho đủ 181 ha. Giai đoạn 1 lấn biển đã hoàn thành, Daewon chuẩn bị kế hoạch xây dựng các công trình. Tuy nhiên đến năm 2016, do gặp nhiều trở ngại, Daewon không thể tiếp tục triển khai dự án nên quyết định chuyển nhượng toàn bộ cho Công ty TNHH Sunrise Bay.
4. Khu đô thị sinh thái Phú Gia ven sông (Phú Gia Villa Compound)
Dự án này nằm trên địa bàn phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ , do Công ty CP đầu tư Nhất Gia Phúc làm chủ đầu tư, có tổng vốn 600 tỉ đồng, được quy hoạch trên diện tích 22 ha, trong đó 70% đất dành cho mảng xanh. Chủ đầu tư dự kiến hoàn thành dự án sau 18 tháng thi công kể từ tháng 5-2012, tuy nhiên đến này dự án vẫn còn dang dở.
5. Khu công viên An Đồn (năm 2010)
Khu đất này hiện đã được xây dựng thành trường mẫu giáo rộng 3.600m2, nằm gần cầu Sông Hàn thuộc phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà.
Theo tìm hiểu ban đầu của chúng tôi, trong 5 dự án trên đều có sự góp vốn của ông Phan Văn Anh Vũ (còn gọi là Vũ "nhôm"), ông chủ của Công ty CP Xây dựng 79; hoặc của người nhà ông Vũ.
6. Khu đất tại đường 2/9 – Phan Thành Tài đường quy hoạch (năm 2012)
7. Khu dịch vụ du lịch nhà hàng – café – bar và bến du thuyền (khu vực trước Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP Đà Nẵng, phía Tây cầu Rồng, năm 2015)
8. Lô 12 khu B4.1 khu dân cư An Cư mở rộng phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà (năm 2009)
9. Khu du lịch ven biển đường Trường Sa của Công ty IVC (4,5ha phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, năm 2007)
Chiều tối 21-12, Bộ Công an đã tiến hành khám xét nhà ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") tại số 82 Trần Quốc Toản, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Trước đó, trong tháng 9 năm 2017, Cơ quan An ninh điều tra -Bộ Công an đã có Công văn 817 điều tra 9 dự án đầu tư và 31 nhà, đất công sản thuộc sở hữu nhà nước tại Đà Nẵng từ năm 2006 đến nay. Trong đó có tổng cộng 6 dự án thuộc sở hữu của công ty ông Vũ hoặc liên quan đến ông Vũ gồm:
1. Khu đô thị Harbour Ville
Harbour Ville Riverside Đà Nẵng hay còn gọi là vịnh Mân Quang, là khu phức hợp đô thị, thương mại và dịch vụ cao tầng nằm ở vị trí lý tưởng, ngay phía bờ đông chân cầu Thước, thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, do Công ty CP Đầu tư Mega làm chủ đầu tư.
Dự án có tổng diện tích 13,6 ha, trong đó 11,1 ha dành cho xây dựng công trình; 2,5 ha dành cho cây xanh và hạ tầng giao thông. Bao gồm: 360 nền biệt thự (320 nền diện tích 180m2, 12 nền diện tích 220m2 và 28 nền diện tích 300m2 cùng với các trung tâm thương mại – dịch vụ được xây dựng dọc hai bên trục đường 82m). Khu đô thị đã được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt bản đồ quy hoạch 1:500, có sổ đỏ từng lô và đã được thi công cơ sở hạ tầng, bán đất cho khách hàng.
2. Phú Gia Compound
Dự án có quy mô 2 ha. Loại hình đầu tư là mô hình Compound (10 căn Shophouse mặt tiền đường Ông Ích Khiêm và 126 căn Townhouse biệt lập bên trong) và phố thương mại, công viên kết hợp khu thể thao, vui chơi trẻ em mini. Chủ đầu tư là Công ty TNHH Phú Gia Compound.
3. Khu Đô thị quốc tế Đa Phước (D-City)
Đây là dự án lấn biển ở phía tây Phường Thuận Phước, quận Hải Châu, do Công ty TNHH Daewon (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư, khởi công xây dựng từ 2008.
Dự án được xây dựng trên diện tích 210 ha, bao gồm các resort, sân golf 18 lỗ theo tiêu chuẩn quốc tế, khu khách sạn cao tầng, căn hộ cao cấp kết hợp đài quan sát để ngắm toàn cảnh TP từ trên cao, khu chung cư cao tầng với chiều cao bình quân 33 tầng gồm có tổng cộng 8.500 căn hộ; khu trường học quốc tế, câu lạc bộ biển, bến du thuyền, khu nhà phố, biệt thự... Tổng vốn đầu tư lên đến hơn 250 triệu USD.
Từ khi xây dựng đến năm 2016, chủ đầu tư đã bỏ ra khoảng 40 triệu USD để san lấp vùng biển sâu, san nền, thi công đê chắn sóng, hình thành hạ tầng ban đầu cho dự án. Daewon đã san lấp được 112 ha, trong đó Daewon giao cho Đà Nẵng 29 ha và sau đó giao tiếp 25 ha theo yêu cầu của TP để làm trung tâm văn hóa thể thao.
Theo quy hoạch được phê duyệt, Daewon được lấn biển tiếp 123 ha cho giai đoạn 2 của dự án, cho đủ 181 ha. Giai đoạn 1 lấn biển đã hoàn thành, Daewon chuẩn bị kế hoạch xây dựng các công trình. Tuy nhiên đến năm 2016, do gặp nhiều trở ngại, Daewon không thể tiếp tục triển khai dự án nên quyết định chuyển nhượng toàn bộ cho Công ty TNHH Sunrise Bay.
4. Khu đô thị sinh thái Phú Gia ven sông (Phú Gia Villa Compound)
Dự án này nằm trên địa bàn phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ , do Công ty CP đầu tư Nhất Gia Phúc làm chủ đầu tư, có tổng vốn 600 tỉ đồng, được quy hoạch trên diện tích 22 ha, trong đó 70% đất dành cho mảng xanh. Chủ đầu tư dự kiến hoàn thành dự án sau 18 tháng thi công kể từ tháng 5-2012, tuy nhiên đến này dự án vẫn còn dang dở.
5. Khu công viên An Đồn (năm 2010)
Khu đất này hiện đã được xây dựng thành trường mẫu giáo rộng 3.600m2, nằm gần cầu Sông Hàn thuộc phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà.
Theo tìm hiểu ban đầu của chúng tôi, trong 5 dự án trên đều có sự góp vốn của ông Phan Văn Anh Vũ (còn gọi là Vũ "nhôm"), ông chủ của Công ty CP Xây dựng 79; hoặc của người nhà ông Vũ.
6. Khu đất tại đường 2/9 – Phan Thành Tài đường quy hoạch (năm 2012)
7. Khu dịch vụ du lịch nhà hàng – café – bar và bến du thuyền (khu vực trước Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP Đà Nẵng, phía Tây cầu Rồng, năm 2015)
8. Lô 12 khu B4.1 khu dân cư An Cư mở rộng phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà (năm 2009)
9. Khu du lịch ven biển đường Trường Sa của Công ty IVC (4,5ha phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, năm 2007)
31 nhà, đất công sản
Số 16 Bạch Đằng (2015); Số 20 Bạch Đằng (2009); Số 158 Bạch Đằng (2006); Số 07 Bạch Đằng (2009); Số 100 Bạch Đằng (2010); Số 86 Bạch Đằng (chủ cũ) (2007); Số 318 Lê Duẩn (hoán đổi) (2014); Số 57 Lê Duẩn (2010); Số 17 Lê Duẩn (2006); Số 354 Hùng Vương (2004); Số 81 Hùng Vương (2004); Số 89 Hùng Vương (2004); Số 45 Nguyễn Thái Học (2007); Số 47 Nguyễn Thái Học (2010); Số 49 Nguyễn Thái Học (2007); | Số 73 Nguyễn Thái Học (2011); Số 106 Trần Phú (2008); Số 37 Pasteur (2010); Số 39 Pasteur (2011); Số 02 Hải Phòng (2010); Số 82 Trần Quốc Toản (2004); Số 107 Hoàng Hoa Thám (2016); Số 22 Cô Giang (2007); Số 32 Lê Hồng Phong (2004); Số 34 Hoàng Văn Thụ (2009); Số 11 Phạm Hồng Thái (25) (2001); Số 121 Phan Châu Trinh (2012); Số 319 Lê Duẩn (2010); Số 36 Bạch Đằng (2007); Số 38 Bạch Đằng (2008) Số 38 Bạch Đằng mở rộng (2009). |
Nguồn :Nhóm phóng viên nld.com.vn
[/tintuc]